ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh lý phần mềm quanh khớp là loại bệnh lý của các cấu trúc cạnh khớp bao gồm các tổn thương tại chỗ của gân, bao gân, dây chằng, túi thanh dịch
– Theo Mc Cormack (1990) : 11,6 % công nhân dệt ở Mỹ có viêm gân, bao gân
- BV Bạch Mai khoa cơ xương khớp : 13,24% viêm quanh khớp vai / số bn điều trị 1991-2000
NGUYÊN NHÂN
– Chấn thương : do hoạt động quá mức kéo dài lặp đi lặp lại, do nghề nghiệp, thể thao, thói quen sinh hoạt … : nguyên nhân thường gặp nhất
– Bệnh lý: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, gút (thống phong), tiểu đường …
– Di tật : gây lệch trục của chi
– Nhiễm khuẩn
– Thuốc : hay gặp do sử dụng thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolon, …
LÂM SÀNG
– Đau: tại vị trí gân tổn thương,có thể đau từng lúc hoặc liên tục tăng khi vận động, có thể lan dọc theo cơ gân tổn thương, có thể gây hạn chế vận động khớp liên quan.
– Khám tại chỗ : có thể sưng nóng đỏ, ấn thường có điểm đau chói, sờ có thể có u cục / gân
– Khám vận động : đau tăng khi làm một số động tác co duỗi cơ liên quan, có thể hạn chế vận động khớp, giảm sức cơ
– Toàn thân : hầu hết bình thường trừ viêm gân do nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp… thì có các biểu hiện của bệnh chính.
CẬN LÂM SÀNG
– Máu : hầu hết bình thường ( trừ khi có bệnh lý khác)
– XQ : hầu như bình thường, có thể hình ảnh canxi hóa đầu gân
– Siêuâm: có thể hình ảnh kích thước gân to hơn, giảm âm, bao gân dày , mất liên tục (đứt gân) canxi hóa đầu gân, tụ dịch quanh gân,… độ nhạy & đặc hiệu không cao
– MRI: cho thấy hình ảnh toàn thể của cơ xương khớp đánh giá chính xác vị trí, kích thước, tình trạng tổn thương
Chẩn đoán xác định:
Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng tại chỗ bị tổn thương & siêu âm
Trong những trường hợp chẩn đoán không rõ ràng→ MRI
Chẩn đoán phân biệt: viêm khớp, thoái hóa khớp, tổn thương xương, đau dây thần kinh …
ĐIỀU TRỊ
Điều trị không dùng thuốc
– Giảm hoặc ngừng vận động chi có gân tổn thương cho tới khi hết đau.
– Cố định tạm thời gân tổn thương bằng nẹp, băng, máng bột …
– Chườm lạnh : chỉ định trong giai đoạn cấp tính (có sưng nóng đỏ). Chườm lạnh có tác dụng làm giảm tuần hoàn & giảm chuyển hóa tại nơi tổn thương, do đó làm giảm sưng & giảm viêm. Ngoài ra còn có tác dụng giảm đau.
– Sóng siêu âm : kích thích nguyên bào sợi tổng hợp Collagen giúp phục hồi thương tổn, làm tăng nhanh pha viêm cấp & quá trình liền sẹo. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng chứng minh lợi ích của phương pháp này.
– Sóng xung kích ngoài cơ thể có thể có lợi trong điều trị bệnh lý canxi hóa ở gân
– Luyện tập phục hồi chức năng: luyện tập kéo dãn gân tích cực tăng dần là phương pháp giúp phục hồi chức năng sau giai đoạn viêm cấp. Tuy nhiên, kết quả tùy đáp ứng mỗi bệnh nhân. Đau có thể tăng lên.
Điều trị dùng thuốc :
•Thuốc giảm đau
•NSAIDs ( uống, bôi tại chỗ)
•Corticoid tiêm tại chỗ
Điều trị tại chỗ Corticoid
– Chỉ định : Bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc
+ Loại thuốc : Methylprednisolone acetate, Triamcinolone hexacetonide, Betametasone dipropionate
+ Liều dùng : 10-80 mg/mỗi lần (tùy thuộc vị trí )
+ Cách dùng: mỗi mũi cách nhau 7-10 ngày, không quá 2 lần trong một đợt, mỗi đợt cách nhau 3-6 tháng, mỗi năm không quá 3 đợt
Chống chỉ định:
– Tổn thương do nhiễm khuẩn, nấm hoặc chưa loại trừ nhiễm khuẩn
– Tổn thương nhiễm trùng trên hoặc gần vị trí tiêm
Thận trọng:
– THA, tiểu đường, viêm loét DDTT (phải điều trị & theo dõi trước & sau tiêm)
– Rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông
Biến chứng :
– Đau : sau tiêm vài giờ, có thể kéo dài 1 vài ngày.
– Nhiễm trùng (hiếm gặp)
– Đứt gân do tiêm sai kỹ thuật (không phải Bs chuyên khoa cơ xương khớp)
– Teo da tại chỗ, teo thần kinh do tiêm vào trong dây thần kinh, Thay đổi sắc tố da: méo mó, sáng màu. Sau vài tháng tự hết,
Điều trị bệnh chính gây viêm gân (nếu có)
Điều trị ngoại khoa: phẩu thuật mở, nội soi
– Chỉ định khi điều trị nội thất bại
– Phẩu thuật giải phóng phần dây chằng chèn ép, nạo vét phần bám tận của gân bị viêm
Tiến triển:
Đa số bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị nội khoa ( 90-95%) nhưng tỷ lệ tái phát còn cao, nhất là đối với các bệnh nhân không thực hiện các biện phát phòng bệnh hoặc không loại bỏ được yếu tố nguy cơ gây bệnh.