I. Đại cương
Loãng xương:
– Loãng xương là một vấn đề lớn của y tế cộng đồng
– Gây đau đớn, gù vẹo, giảm chức năng vận động
– Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
– Gia tăng nguy cơ gãy xương
– Gia tăng tỷ lệ các bệnh khác
– Gia tăng tỷ lệ tử vong
– Gia tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội


II. Định nghĩa loãng xương (Who)
– Bệnh hệ thống ở bộ xương
– Giảm khối lượng xương
– Hư tổn cấu trúc vi thể của xương
– Làm xương yếu và dễ gãy

III. Gánh nặng của loãng xương

Nguy cơ gãy xương do loãng xương sau 50 tuổi:
– ở nữ: 50%
– ở nam: 20%
Tình hình Loãng xương và Gãy xương
– Châu Âu
• Mỗi 30 giây có 4 ca gãy xương
• 4 triệu trường hợp gãy xương mới / năm
• Chi 31.7 tỉ Euro / năm
– Mỹ
• 12 triệu người > 50 tuổi bị LX
• 40 triệu người có mật độ xương thấp.
• Chi 20 tỉ USD / năm cho > 2 triệu case gãy xương
– Việt Nam
• >2,8 triệu người bị LX (Nữ 76%).
• 170,000 trường hợp gãy xương do LX
• 25,600 trường hợp gãy xương hông.
Tăng 170 – 180 % vào 2030
Hậu quả của gãy cổ xương đùi (hội loãng xương Mỹ 2012)
• 10 – 20% sẽ tử vong trong vòng 1 năm
• Nguy cơ tiếp tục gãy xương tăng 2,5 lần
• 20% cần chăm sóc điều dưỡng toàn thời gian & lâu dài
• Chỉ 40% hồi phục mức độ độc lập như trước khi gãy

IV. Chẩn đoán loãng xương
– Chụp bằng tia siêu âm chỉ mang tính chất tầm soát.
– Chụp X-quang năng lượng kép, phải chụp 2 vị trí: cột sống thắt lưng và cổ xương đùi, chọn ví trí T- Score có điểm âm nhất.

+ Mật độ xương (BMD) (đơn vị g/cm2)
+ T- score = (BMDđo – BMDđỉnh)/SD
(BMDđỉnh = BMD tuổi trẻ / cộng đồng)
+ Phân loại theo WHO:
• T ≥ – 1 : bình thường
• – 2,5 < T < -1 : thiếu xương
• T ≤ -2,5 : loãng xương
• T ≤ -2,5 + gãy xương : Loãng xương nặng

V. Điều trị loãng xương
1. Giải pháp hữu hiệu
a. Phòng ngừa:
– Dinh dưỡng, lối sống và vận động: tăng mật độ xương đỉnh (PBM)
– Tăng PBM 10%, giảm 50% gãy xương trọn đời
b. Phát hiện sớm
– Yếu tố nguy cơ
– Chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh
– Dự báo nguy cơ gãy xương
c. Điều trị sớm
– Giảm nguy cơ gãy xương, tái gãy xương
– Tăng cường sức mạnh của xương và chất lượng cuộc sống.

– Giảm tử vong

2. Điều trị: 
v Dùng thuốc
– Chống hủy xương: Bisphosphonate, SERMs (điều hòa chọn lọc thụ thể Estrogen), Calcitonin
– Tăng tạo xương: rPTH
– Chống hủy & tăng tạo xương: Strontium ranelate
– Không dùng thuốc
– Dinh dưỡng (ăn uống nhiều chất canxi)
– Lối sống, thể dục (ngưng hút thuốc, hạn chế rượu, tập thể dục chịu lực)
– Hỗ trợ phòng ngừa té ngã.

a. Chọn bệnh nhân điều trị
v Phụ nữ mãn kinh, nam giới ≥ 60t
v Nam, nữ ≥ 25t có ≥ 2 yếu tố:
– Tiền sử gãy xương gia đình
– Dùng corticoid ≥ 5mg Prednisone ≥ 3 tháng
– Có bệnh khớp mạn: viêm khớp dạng thấp, viêm cột song dính khớp, lupus …
– BMI ≤ 18.5, có bệnh mạn tính ảnh hưởng hấp thu chuyển hóa canxi (bệnh nội tiết, bệnh thân…)
► Đo mật độ xương

b. Chọn điều trị
• T- Score ≥ -1 => vận động, Canxi, Vit D
• -2.5 < T- Score < -1 =>
– Điều chỉnh yếu tố nguy cơ
– Vận động, Canxi, Vit D
– Trẻ, nhiều yếu tố nguy cơ=> Biphosphonate
• T- Score ≤ -2.5 hoặc
Mãn kinh, nam ≥ 60t có gãy xương (cột sống thắt lưng, cổ xương đùi, cẳng tay) do chấn thương nhẹ => chẩn đoán và điều trị loãng xương.

c. Điều trị chi tiết (bệnh nhân loãng xương)
Điều trị loãng xương (liên tục 3-5 năm, kéo dài ), sau mỗi 2 năm đo lại mật độ xương.
+ Bổ sung Canxi 500-1000 mg, Vit D 800-1000 UI/ngày (ăn và thuốc).
+ Chọn 1 thuốc:
– Biphosphonate
• Alendronate 70 hoặc (Alendronate + Cholecalciferol) mỗi tuần.
• Zoledronic acid 5 mg TTM 1 năm/lần
– Calcitonin 100 UI dùng 4-8 tuần mới gãy xương nằm 1 chỗ.
– Strontium ranelate 2g uống/d
– Vit K2, Calcitriol có thể dùng phối hợp
+ Ngưng hút thuốc, hạn chế rượu bia, tránh các thuốc ảnh hưởng tới xương, điều trị bệnh mạn tính. Thể dục, phòng ngừa té ngã.

d. Nhóm Biphosphonate
• Bisphosphonate là loại thuốc được sử dụng hàng đầu trên thế giới và được khuyến cáo là loại thuốc điều trị đầu tay cho bệnh loãng xương
• Alendronate là Bisphosphonate đầu tiên

e. Vitamin D3
• 80 – 90% từ ánh nắng mặt trời.
• 10 – 20 % cá hồi, cá trích, nấm, trứng.
• Tình hình thiếu Vitamin D ở phụ nữ Việt Nam 58%
• Việc bổ sung Vitamin D đủ trên ngưỡng > 20ng/ml làm tăng mật độ xương rõ rệt. Phải chọn Vitamin D3 cung cấp 800 UI/ngày mới hiệu quả (theo hướng dẫn của hội loãng xương Châu Âu 2013).