THOÁI HÓA KHỚP GỐI
Bs CK2 Dương Minh Trí
Là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến nhất.
-Bệnh tiến triển qua từng giai đoạn và đang có xu hướng trẻ hóa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.
- Nguyên nhân:
1.1. Thoái hóa khớp gối nguyên phát:
– Tuổi tác
– Di truyền
– Nội tiết – Sự chuyển hóa cơ thể: Mãn kinh hay đái tháo đường…
1.2. Thoái hóa khớp gối thứ phát:
– Giới tính: Phụ nữ từ trung niên trở lên thường có nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa khớp hơn nam giới.
– Thừa cân.
– Chấn thương
– Bệnh lý khác: gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, hội chứng rối loạn chuyển hóa, bàn chân bẹt…
– Vận động quá sức, vi chấn thương tái diễn.
- Biến chứng của thoái hóa khớp gối:
– Đi lại khó khăn.
– Khớp gối biến dạng
– Cứng khớp, teo cơ.
– Chứng vôi hóa sụn khớp.
– Tàn phế, bại liệt.
– Năng suất làm việc giảm
– Tăng cân
– Các bệnh lý khác: Thoái hóa khớp gối do điều trị cũng gây nên những bệnh khác như gout, tim mạch, tiểu đường,… làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.
- Cách chẩn đoán thoái hóa khớp gối:
– Khi thăm khám, ấn khớp gối có cảm giác đau và sưng.
– Khớp sưng to là do tràn dịch, mọc chồi xương hoặc có khối u nang vùng khoeo mặt sau khớp.
■ Triệu chứng
– Đau khớp gối: Mới đầu chỉ đau âm ỉ và thỉnh thoảng mới bị. Dần dần cơn đau trở nên nặng hơn và xuất hiện liên tục. Đặc biệt, cơn đau sẽ nặng thêm khi thời tiết lạnh giá, áp suất không khí giảm. Lúc này chỉ cần 1 cử động nhỏ cũng khiến người bệnh đau khớp gối
– Cứng khớp gối: Cứng khớp gối thường xảy ra vào buổi sáng trong khoảng 30 phút.
– Đầu gối bị biến dạng có gai xương, lệch trục khớp hay thoái vị màng hoạt dịch.
– Mỗi khi cử động khớp sẽ có tiếng lục khục.
– Tràn dịch khớp gối.
■ Chẩn đoán thông qua hình ảnh
– Chụp X-quang: Phát hiện dấu hiệu hẹp khe khớp, mọc gai ở thân xương và xương bánh chè, tăng đậm độ xương dưới sụn, hiện tượng vôi hóa ở gân kheo sau.
– Siêu âm khớp: Phát hiện tổn thương tràn dịch khớp, hẹp khe khớp, gai xương, đánh giá độ dày sụn khớp.
– Chụp cộng hưởng từ MRI: Quan sát hình ảnh khớp trong không gian 3 chiều, phát hiện tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
– Nội soi khớp: Quan sát trực tiếp và đánh giá chính xác mức độ tổn thương thoái hóa sụn khớp, phân biệt rõ ràng với các bệnh lý về khớp khác.
– Xét nghiệm: máu, sinh hóa, dịch khớp để kiểm tra bạch cầu, độ nhớt…
- Điều trị: (theo chuyên sâu)
■ Nguyên tắc điều trị:
– Làm giảm triệu chứng đau.
– Duy trì, điều trị phục hồi chức năng của các khớp.
– Hạn chế sự tàn phế
■ Giáo dục bệnh nhân: giảm cân, tránh các tư thế xấu gây lệch trục khớp.
■ Vật lý trị liệu
■ Thuốc:
* Điều trị triệu chứng: giảm đau, kháng viêm không Steroid, thuốc kháng viêm bôi ngoài da, corticosteroid (toàn thân ngắn ngày và tiêm khớp).
* SYSADOA: Glucosamin sulfate, Chondroitin sulfate, Piascledin, Hyaluronic Acid tiêm nội khớp
■ Phẫu thuật: bệnh giai đoạn cuối thất bại điểu trị nội trên
- Phòng ngừa thoái hóa khớp gối:
– Tập thể dục đều đặn và đúng cách: bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp, tránh những động tác quá mạnh, đột ngột.
– Chế độ ăn uống khoa học, giàu canxi và khoáng chất, tránh ăn nhiều chất béo, tránh dùng rượu bia và các chất kích thích thần kinh gây co cứng cơ.
– Kiểm soát cân nặng tốt, tránh thừa cân, béo phì.
Giới văn phòng sau 1 – 2 giờ ngồi làm việc cần nghỉ giải lao, thay đổi tư thế sau mỗi 20 phút tránh cơ và khớp bị mỏi.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ, chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh lý xương khớp.
Phòng khám Cơ xương khớp ThS BS CK2 Dương Minh Trí
Thời gian làm việc: Thứ 2 -> 7, từ 16h30 – 20h
Điện thoại đặt số khám: 028.62921685