Các thể lâm sàng:

1. Đau vai đơn thuần: viêm bán cấp các gân quanh khớp vai do vận động quá mức( thể thao, …) sau 50 tuổi, …

– Đau tăng khi làm các động tác co cánh tay đối kháng. Không hạn chế vận động thụ động & chủ động

•Viêm gân bó dài cơ nhị đầu → NP ngữa bàn tay

•Viêm các gân trên gai  → NP Jobe(dạng cánh tay)

•Viêm gân cơ dưới vai → NP Pattes(xoay ngoài)

•Tổn thương vùng dưới mỏm quạ → NP Neer(nâng cánh tay)

•Tổn thương dây chằng quạ cùng vai → NP Hawkins(xoay trong)

•Tổn thương vùng dưới mỏm cùng vai → NP Yocum(nâng khuỳu)

•Tổn thương cơ dưới vai → NP Gerber(xoay trong sau)

2. Đau vai cấp :

-Viêm túi thanh mạc do vi tinh thể. Các canxi hóa mũ các gân cơ quay, di chuyển vào túi thanh mạc dưới mỏm cùng vai

-Đau đột ngột, vai sưng to nóng có thể sốt nhẹ. Bn mất vận động hoàn toàn

3. Thể giả liệt khớp vai:

-Do đứt đột ngột mủ các gân cơ quay

-Đau dữ dội, bầm tím phía trước trên cánh tay

-Hạn chế vận động: mất động tác dạng cánh tay( đứt gân trên gai), xoay ngoài cánh tay ( đứt gân dưới  gai ),… trong khi vận động thụ động hoàn toàn bình thường

4. Thể cứng khớp vai:

• Viêm bao khớp co thắt → bao khớp dày cứng →giảm vận động khớp ổ chảo – xương cánh tay

• Do rối loạn thần kinh dinh dưỡng lan tỏa, xuất hiện sau 40 tuổi ở người cơ địa căng thẳng thần kinh, chấn thương bất động kéo dài, NMCT, K phổi, tiểu đường, cường giáp, gout…

• Hạn chế vận động khớp vai cả chủ động & thụ động.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị không dùng thuốc

– Giảm hoặc ngừng vận động chi có gân tổn thương cho tới khi hết đau.

– Cố định tạm thời gân tổn thương bằng nẹp, băng, máng  bột …

– Chườm lạnh : chỉ định trong giai đoạn cấp tính (có sưng nóng đỏ). Chườm lạnh có tác dụng làm giảm tuần hoàn & giảm chuyển hóa tại nơi tổn thương, do đó làm giảm sưng & giảm viêm. Ngoài ra còn có tác dụng giảm đau.

– Sóng siêu âm : kích thích nguyên bào sợi tổng hợp Collagen giúp phục hồi thương tổn, làm tăng nhanh pha viêm cấp & quá trình liền sẹo. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng chứng minh lợi ích của phương pháp này.

– Sóng xung kích ngoài cơ thể ( shock waves) có thể có lợi trong điều trị bệnh lý canxi hóa ở gân

– Luyện tập phục hồi chức năng : luyện tập kéo dãn gân tích cực tăng dần là phương pháp giúp phục hồi chức năng sau giai đoạn viêm cấp. Tuy nhiên, kết quả tùy đáp ứng mỗi bệnh nhân. Đau có thể tăng lên.

Điều trị dùng thuốc

• Thuốc giảm đau

• Kháng viêm không corticoid (NSAIDs): uống và/hoặc bôi tại chỗ

• Corticoid tiêm tại chỗ

Điều trị tại chỗ Corticoid

– Chỉ định : Bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc

+ Loại thuốc : Methylprednisolone acetate, Triamcinolone hexacetonide, Betametasone dipropionate

+ Liều dùng : 10-80 mg/mỗi lần (tùy thuộc vị trí )

+ Cách dùng: mỗi mũi cách nhau 7-10 ngày, không quá 2 lần trong một đợt, mỗi đợt cách nhau 3-6 tháng, mỗi năm không quá 3 đợt

—Chống chỉ định:

– Tổn thương do nhiễm khuẩn, nấm hoặc chưa loại trừ nhiễm khuẩn

– Tổn thương nhiễm trùng trên hoặc gần vị trí tiêm

— Thận trọng :

– THA, tiểu đường, viêm loét DDTT (phải điều trị & theo dõi trước & sau tiêm)

– Rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông

—Biến chứng :

– Đau : sau tiêm vài giờ, có thể kéo dài 1 vài ngày.

– Nhiễm trùng

– Đứt gân do tiêm vào trong gân

– Teo da tại chỗ

– Teo thần kinh do tiêm vào trong dây thần kinh

– Thay đổi sắc tố da : méo mó, sáng màu

Điều trị bệnh chính gây viêm gân (nếu có)

Điều trị ngoại khoa: phẩu thuật mở, nội soi

– Chỉ định khi điều trị nội thất bại

– Phẩu thuật giải phóng phần dây chằng chèn ép, nạo vét phần bám tận của gân bị viêm

—Tiến triển:

Đa số bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị nội khoa (90-95%) nhưng tỷ lệ tái phát còn cao, nhất là đối với các bệnh nhân không thực hiện các biện phát phòng bệnh hoặc không loại bỏ được yếu tố nguy cơ gây bệnh.