ĐAU THẦN KINH TỌA
(Tiêm thần kinh tọa)
4. ĐIÊU TRI
4.1. Nguyên tắc điều trị
– Điều trị theo nguyên nhân (thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng)
– Giảm đau và phục hồi vận động nhanh
– Điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa
– Can thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.
– Đau thần kinh tọa do nguyên nhân ác tính: điều trị giải ép cột sống kết hợp điều trị chuyên khoa.
4.2. Điều trị cụ thể
a) Nội khoa
– Chế độ nghỉ ngơi
Nằm giường cứng, tránh võng hoặc ghế bố, tránh các động tác mạnh đột ngột, mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu.
– Điều trị thuốc
+ Thuốc giảm đau. Tùy mức độ đau mà sử dụng một hoặc hoặc phối hợp các thuốc giảm đau sau đây
Thuốc giảm đau: Paracetamol 1-3 gam/ ngày chia 2-4 lần. Trường hợp đau nhiều, chỉ định paracetamol kết hợp với opiad nhẹ như Codein hoặc Tramadol 2-4 viên/ngày.
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Tùy đối tượng bệnh nhân, có thể dùng một trong các NSAID không chọn lọc hoặc có ức chế chọn lọc COX-2, ví dụ: Ibubrofen (400 mg x 3-4 lần/ngày), naproxen (500 mg x 2 lần/ngày, diclofenac (75-150 mg/ngày), piroxicam (20 mg/ngày), meloxicam (15 mg/ngày), celecoxib (200 – 400 mg/ngày), etoricoxib (60 – 120 mg/ngày).
Tramadol tiêm bắp 100 mg x 2-3 lần/ngày (không quá 300 mg/ngày)
=> Trong trường hợp đau nhiều có thể cần phải dùng đến các chế phẩm thuốc phiện như morphin (rất hiếm khi được chỉ định).
+ Thuốc giãn cơ: Tolperisone (100-150 mg x 3 lần uống/ngày) hoặc Eperisone (50 mg x 2-3 lần/ngày) …
+ Các thuốc khác: Khi bệnh nhân có đau nhiều, đau mạn tính, có thể sử dụng phối hợp với các thuốc giảm đau thần kinh như:
Gabapentin: 600-1200 mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều 300/ngày trong tuần đầu)
Pregabalin: 150-300 mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều 75 mg/ngày trong tuần đầu)
Các thuốc khác: các vitamin nhóm B hoặc Mecobalamin..
+ TIÊM Corticosteroid NGOÀI MÀNG CỨNG: Mục đích giảm đau do rễ trong bệnh thần kinh tọa. Trường hợp chèn ép rễ, có thể TIÊM Corticosteroid TẠI RỄ BỊ CHÈN ÉP. Tiêm thần kinh tọa được chỉ định cho các trường hợp vừa, nặng dai dẳng không đáp ứng với thuốc uống.
b) Vật lý trị liệu
– Mát xa liệu pháp: có ích đối với đau thần kinh tọa vì làm tăng tuần hoàn máu, giãn cơ và kích thích tiết các endorphin.
– Thể dục trị liệu: những bài tập kéo giãn cột sống, xà đơn treo người nhẹ có thể giảm đau và giúp giảm chèn ép khi có trồi đĩa đệm. Bơi là thể dục tốt nhất đối với các bệnh nhân này. Một số bài tập cơ lƣng giúp tăng cường sức mạnh cột sống, khối cơ, dây chằng và gân trên cơ sở không gây xoắn, vặn cột sống, không gấp cột sống quá mức.
– Đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống.
c) Các thủ thuật can thiệp xâm lấn tối thiểu
– Các thủ thuật điều trị can thiệp tối thiểu: sử dụng sóng cao tần (tạo hình nhân đĩa đệm). Mục đích là lấy bỏ hoặc làm tiêu tổ chức từ vùng trung tâm đĩa đệm để làm giảm áp lực chèn ép của đĩa đệm bị thoát vị đối với rễ thần kinh
– Chỉ định: những thoát vị đĩa đệm dưới dây chằng, tức là chưa qua dây chằng dọc sau.
d) Điều trị ngoại khoa
– Chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại hoặc những trường hợp có chèn ép nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…)..
6. THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ
– Đau thần kinh tọa do các nguyên nhân thoái hóa hay bệnh lý đĩa đệm, hẹp ống sống, mặc dù có đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật song thường tái phát nên cần các biện pháp bảo vệ cột sống kết hợp (thay đổi lối sống, có các biện tránh cho cột sống bị quá tải, nên bơi hàng tuần).
– Nếu do các nguyên nhân ác tính tại chỗ hoặc di căn, cần kết hợp điều trị ung thư (hóa trị, xạ trị), tuy nhiên tiên lượng dè dặt.
– Nên mang đai lưng sau phẫu thuật ít nhất 1 tháng khi đi lại hoặc ngồi lâu.
– Tái khám định kỳ sau điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa theo hẹn.
7. PHÒNG BỆNH
– Giữ tư thế cột sống thẳng đứng khi ngồi lâu hoặc lái xe, có thể mang đai lưng hỗ trợ.
– Tránh các động tác mạnh đột ngột, sai tư thế, mang vác nặng.
– Luyện tập bơi lội hoặc yoga giúp tăng sức bền và sự linh hoạt khối cơ lưng, ngăn ngừa tái phát.